Lốp Chồi tuyên truyền "Bệnh viêm Amidan ở trẻ"

Thứ ba - 13/05/2025 06:29
Amidan bao gồm 2 tổ chức bạch huyết hay lympho, nằm phía sau hầu họng. Đây cũng chính là nơi giao nhau của đường ăn uống và đường hô hấp. Amidan là cơ quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ hệ hô hấp. Nó vừa có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus, nấm, đồng thời còn có thể tiết ra các kháng thể chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể.
hình ảnh viêm amidan
hình ảnh viêm amidan

Viêm amidan là gì?

Amidan bao gồm 2 tổ chức bạch huyết hay lympho, nằm phía sau hầu họng. Đây cũng chính là nơi giao nhau của đường ăn uống và đường hô hấp. Amidan là cơ quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ hệ hô hấp. Nó vừa có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus, nấm, đồng thời còn có thể tiết ra các kháng thể chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh

Do cấu tạo của amidan có nhiều khe, hốc nhỏ, vì vậy nó là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập và gây hại. Dưới đây là những yếu tố gây bệnh chủ yếu:

  • Nhiễm các loại virus như: Virus cúm, Adenoviruses, Enteroviruses, virus Parainfluenza, virus herpes simplex,  virus Epstein-Barr…
  • Vệ sinh cá nhân không tốt
  • Bệnh nhân đã từng hoặc đang mắc các bệnh đường hô hấp như ho gà, sởi…
  • Sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
  • Dùng các thực phẩm không an toàn, mất vệ sinh hoặc ăn các đồ ăn lạnh như nước đá, kem, thực phẩm đông lạnh…
  • Thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp.

Triệu chứng bệnh amidan

Hơi thở hôi là một triệu chứng bệnh thường gặp

Bệnh viêm amidan được chia thành 2 thể là cấp tính và mạn tính. Tùy vào từng thể bệnh khác nhau mà các triệu chứng bệnh nhân gặp phải cũng có sự khác biệt. Cụ thể như sau:

*Với bệnh viêm amidan cấp tính:

Thể bệnh này thường gặp ở các đối tượng là trẻ em trong độ tuổi từ 3 – 4. Lúc này, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Amidan khẩu cái bị xung huyết, có màu đỏ, sưng, tiết nhiều dịch. Đây được xem là các triệu chứng điển hình của bẹnh viêm amidan giai đoạn đầu.
  • Sốt
  • Thấy xuất hiện các đốm màu trắng hoặc vàng tại amidan
  • Cổ, hàm nổi hạch bạch huyết
  • Nhức đầu, đau tai.

* Viêm amidan mạn tính:

Không giống với bệnh viêm amidan cấp tính, viêm amidan mạn tính thường không gây ra những biểu hiện rõ ràng. Do đây là tình trạng viêm amidan bị tái phát nhiều lần nên các biểu hiện thường giống với viêm amidan cấp tính. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ xuất hiện thêm một số biểu hiện khác như sau:

  • Hơi thở có mùi hôi, kể cả khi đã được vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đều đặn.
  • Có cảm giác vướng víu cổ họng khi nuốt thức ăn hoặc uống nước.
  • Bệnh nhân có thể trạng kém, yếu ớt và có thể sốt khi về chiều.
  • Ho khan từng cơn, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy bệnh nhân thường có những cơn ho kéo dài.
  • Giọng nói của bệnh nhân thay đổi do ho nhiều gây đau họng, rát cổ họng.
  • Với trẻ em, bé thường có những dấu hiệu khác như chảy nước dãi do tăng tiết dịch, quấy khóc, thở khò khè, chán ăn…
  • Một số trường hợp amidan sưng to, làm chẹn họng và khiến bệnh nhân khó thở.

Các biện pháp điều trị

Nhiều người bị bệnh thường mang tâm lý là sử dụng kháng sinh để điều trị. Nhưng liệu có cần dùng kháng sinh chữa viêm amidan hay không?

Đối với những trường hợp bị viêm amidan nhẹ, không nhất thiết phải áp dụng các biện pháp y tế. Bệnh sẽ dần thuyên giảm nếu biết cách chăm sóc bản thân. Nếu bị nặng, sẽ có 2 biện pháp được áp dụng, bao gồm dùng thuốc kháng sinh và phẫu thuật. Cụ thể như sau:

*Chữa viêm amidan bằng thuốc kháng sinh:

Được chỉ định khi bị bệnh do vi khuẩn. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều dùng và thời gian sử dụng. Đồng thời, nên tái khám đúng hẹn để nó mang lại kết quả điều trị tốt nhất.

*Phẫu thuật cắt amidan:

Phương pháp điều trị này thường được áp dụng cho các trường hợp bị viêm amidan mãn tính, những người bị bệnh tái phát nhiều lần (thường là 5 – 6 lần/năm). Bên cạnh đó, các đối tượng không đáp ứng được với những phương pháp khác, gây biến chứng nặng như viêm cầu thận, khó thở, viêm tai mũi họng… cũng sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Với sự phát triển không ngừng của nền y học, phẫu thuật cắt amidan ngày càng đem lại nhiều ưu điểm. Các biến chứng sau mổ như đau đớn, chảy máu… được giảm bớt, bệnh nhân cũng vì thế mà cảm thấy dễ chịu hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

589/PGDĐT

Ngày ban hành: 05/05/2025. Trích yếu: Tích hợp VneID vào hệ thống phần mềm quản lý trường học trên CSDL ngành GDĐT

Ngày ban hành : 13/05/2025

131/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 07/02/2025. Trích yếu: Triển khai thực hiện Đề án 06 năm 2025

Ngày ban hành : 13/05/2025

578/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 28/04/2025. Trích yếu: Kế hoạch kiểm tra ứng dụng CNTT và chuyển đổi số về giáo dục năm 2025

Ngày ban hành : 13/05/2025

555/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2025. Trích yếu: Hướng dẫn đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông

Ngày ban hành : 13/05/2025

524/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/04/2025. Trích yếu: Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025

Ngày ban hành : 13/05/2025

Thực đơn
Bữa sáng:

- Bún bò huế
- Sữa Oracare

Bữa trưa:

- Cơm trắng
- Canh rau ngót
- Thịt kho đậu hủ

Bữa xế:

- Puding

Bữa chiều:

- Nui nấu thịt

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay589
  • Tháng hiện tại8,549
  • Tổng lượt truy cập2,568,811
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây