Cách phòng bệnh đau mắt đỏ cho trẻ mầm non

Thứ ba - 11/02/2025 09:35
Bệnh đau mắt đỏ tuy lành tính, hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực, nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm, loét giác mạc, thậm chí là mù lòa.
Hình ảnh tuyên truyền
Hình ảnh tuyên truyền

 *Nguyên nhân đau mắt đỏ là gì và triệu chứng tương ứng.

Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân đau mắt đỏ thường là nhiễm virus; ngoài ra còn do vi khuẩn hoặc phản ứng dị ứng. Ở trẻ sơ sinh, đau mắt đỏ xảy ra còn do ống dẫn nước mắt (tuyến lệ) chưa mở hoàn toàn.

Mặc dù gây kích ứng mắt khiến người bệnh khó chịu nhưng bệnh này hiếm khi bệnh ảnh hưởng đến thị lực.

Bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc virus thường xảy ra ở trẻ em hơn. Điều này là do trẻ tiếp xúc gần với rất nhiều người khác trong trường học hoặc nơi giữ trẻ. Trẻ cũng thường khó giữ được vệ sinh sạch sẽ.

 *Cách chữa đau mắt đỏ.

-Nếu bệnh đau mắt đỏ do virus, bạn cần đợi hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất đủ kháng thể chống lại virus thì bệnh sẽ khỏi. Trong thời gian này, bạn có thể đắp một chiếc khăn ướt và mát lên mắt để bớt khó chịu. Tuy nhiên, khi đau mắt đỏ do virus thủy đậu/ zona hoặc bệnh lây qua đường tình dục cần phải dùng thuốc kháng virus vì chúng nghiêm trọng, có thể để lại sẹo ở mắt hoặc gây giảm thị lực.

-Trong trường hợp nguyên nhân đau mắt đỏ là vi khuẩn, bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc nhỏ mắt kháng sinh tùy vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.

-Khi bệnh viêm kết mạc do dị ứng, một số loại thuốc nhỏ mắt chứa thuốc kháng histamin hoặc thuốc chống viêm như steroid sẽ giúp bạn giảm ngứa và sưng mắt.

-Đôi khi, bệnh đau mắt đỏ do hóa chất hoặc dị vật gây ra, bạn nên rửa sạch mắt bằng nước muối sinh lý hoặc nước cất sạch. Bên cạnh đó, nếu là do hóa chất có tính axit hay bazơ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng một số thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt.

*Bên cạnh đó, đau mắt đỏ nên làm gì thì bạn hãy lưu ý những điều sau:

-Ghèn thường tích tụ ở mắt trong lúc ngủ, đặc biệt nếu người bệnh là trẻ nhỏ, bé sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu vì lớp ghèn làm dính chặt mắt lại. Bạn hãy dùng khăn sạch nhúng nước ấm chùi nhẹ quanh vùng mắt bé để loại bỏ bớt ghèn;

-Sử dụng băng gạc vệ sinh mắt rất dễ lây bệnh từ mắt này sang mắt kia. Vì thế, bạn nên sử dụng hai miếng gạc cho mỗi mắt và chỉ dùng một lần duy nhất;

-Khi vệ sinh mắt, bạn hãy lau từ khu vực trong (bên cạnh mũi) ra phía bên ngoài. Đồng thời sử dụng một bề mặt gạc cho mỗi lần lau để ghèn mắt không bị sót lại trên mắt;

-Nếu sử dụng khăn giấy hoặc giấy lau, bạn phải dọn dẹp giấy rác sạch sẽ và không vứt bừa bãi;

-Nếu dùng khăn để làm sạch mắt, bạn hãy giặt ngay sau khi dùng để không ai tiếp xúc hoặc sử dụng chúng. Sau khi lau mắt, hãy nhớ rửa tay để tránh bệnh lan sang mắt còn lại.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay733
  • Tháng hiện tại14,034
  • Tổng lượt truy cập2,517,028
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây