BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ BIẾT TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN

Thứ sáu - 09/12/2022 10:09
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ BIẾT TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN
        Trẻ con hiếu kỳ, tò mò và luôn muốn khám phá những điều mới lạ. Trong khi đó, cuộc sống luôn chứa đựng những nguy hiểm bất ngờ mà chính người lớn cũng không thể lường trước được... Chỉ một phút sơ suất, trẻ có thể gặp phải những tổn hại và mất mát lớn lao. Chính vì vậy, quan tâm giáo dục trẻ về kỹ năng bảo vệ bản thân là điều rất cần thiết mà cha mẹ không thể bỏ quên.
       Thống kê gần đây nhất trong bản báo cáo tổng hợp về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em Việt Nam của Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho thấy bỏng, ngã, ngộ độc, động vật cắn, tai nạn giao thông, ngạt, đuối nước, điện giật... là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trung bình 8.000 trẻ em Việt Nam mỗi năm. Xã hội càng hiện đại càng tiềm ẩn nhiều mối nguy. Cha mẹ thường sợ hãi, lo lắng, tìm cách nghiêm cấm con tiếp xúc với các rủi ro nhưng lại quên giải thích cho trẻ lý do vì sao và hậu quả có thể xảy ra là gì. Điều này khiến trẻ với tâm lý muốn khám phá lại càng tò mò hơn.
       Trang bị kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ thực sự không khó. Trẻ thường bắt chước theo các hành vi và thói quen của những người thân trong gia đình. Kỹ năng bảo vệ bản thân của trẻ vì vậy trước tiên sẽ được hình thành một cách tự nhiên từ những thói quen tích cực, lành mạnh trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình như rửa tay trước khi ăn, đánh răng trước khi ngủ, không dùng chung các vật dụng cá nhân, uống nhiều nước, ăn sáng đều đặn, ngồi đúng tư thế, tập thể dục thường xuyên... Do đó, nếu muốn dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân thì trước hết người lớn cần thực hành để trẻ quan sát, học hỏi. Với bản chất thích khám phá, trẻ có thể sẽ nghịch chơi các đồ vật khá nguy hiểm như dao, kéo, bếp ga, điện, nước sôi… Những lúc này, cha mẹ không nên quát mắng, cấm đoán mà nên tận dụng cơ hội để cùng trẻ trò chuyện về những đồ vật nguy hiểm, chỉ rõ cho trẻ mỗi đồ vật nguy hiểm chỗ nào và vì sao nguy hiểm để trẻ đề phòng và sử dụng đúng cách. Bên cạnh đó, hằng ngày hãy cùng con chơi những trò chơi tình huống, đố con nói gì, làm gì khi bị lạc đường, khi bị bắt nạt, bị động vật cắn, giật điện, đứt tay, hỏa hoạn, bị ngạt nước, té ngã... Thông qua những trò chơi tình huống này, cha mẹ có thể đánh giá được khả năng phản ứng của con cũng như kịp thời hướng dẫn con cách xử lý một cách an toàn nhất.
       Cha mẹ cũng cần giúp con phân tích tình huống nào thì tự xử lý ngay được, tình huống nào cần gọi người trợ giúp, đồng thời cung cấp cho con danh sách số điện thoại cần phải ghi nhớ để được hỗ trợ kịp thời trong những tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, mỗi câu chuyện, những tai nạn nhìn thấy, nghe thấy trên các phương tiện truyền thông đều có thể biến thành bài học giá trị để chia sẻ với trẻ, giúp trẻ hiểu trong tình huống đó nên làm gì và cách đề phòng ra sao?
        Kỹ năng bảo vệ bản thân thực sự rất cần thiết cho con trẻ. Càng lớn, trẻ càng có nguy cơ phải đối mặt nhiều tình huống với mức độ nguy hiểm cao hơn như bị xâm hại, bị cướp giật, bị lạm dụng... Chính vì vậy, bên cạnh việc giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân, cha mẹ cần đồng hành và chia sẻ với trẻ về những mối nguy hiểm có thể gặp phải trong gia đình, trong trường học và ở ngoài xã hội phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Những kỹ năng và thông tin này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin, luôn sẵn sàng đối diện và vượt qua các mối nguy hiểm trong cuộc sống.
       Trẻ tự tin khám phá thế giới với sự chủ động kiểm soát của bản thân. Điều này có tác dụng lớn thúc đẩy sự trưởng thành của trẻ về mặt nhân cách lẫn trí tuệ, giúp trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình trước các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống.
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay455
  • Tháng hiện tại22,377
  • Tổng lượt truy cập2,317,445
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây